Home Tổ Chức Sự Kiện Để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện – Bạn cần những gì ?

Để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện – Bạn cần những gì ?

0
Để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện – Bạn cần những gì ?

Để trở thành 1 chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức sự kiện là điều không hề dễ dàng. Bởi vì lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Việt Nam hiện nay chưa có một trường lớp lớp đào tạo bài bản chính quy nào, mà hầu hết những kinh nghiệm học hỏi được là do “học từ những thành bại của mỗi event và từ chính những đòi hỏi của khách hàng”. Kinh nghiệm của bạn sẽ được tích lũy dần qua thời gian, tuy nghiên có một yếu tố mà sẽ quyết định việc bạn trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện sớm hay muộn phụ thuộc vào bạn rèn luyện nó nhiều hay ít ,đó chính là kỹ năng tổ chức sự kiện.

– Đằng sau hào quang của những sự kiện hoành tráng, ấn tượng, ít ai biết rằng đằng sau sân khấu, những người tổ chức sự kiện luôn phải làm việc cân não, hết sức tập trung bởi vì chỉ cần 1 sai sót nhỏ cũng có thể dẫn tới việc bể show bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, việc rèn luyện kỹ năng tổ chức sự kiện thường xuyên là điều tối cần thiết đối với những kẻ nghệp dư và cả những người chuyên nghiệp trong ngành. Vậy những kỹ nào sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường trở thành 1 chuyên gia tổ chức sự kiện. Hãy cùng tôi tìm hiểu nhé !

Mục lục

I. Kỹ năng tổ chức sự kiện số 1: Chịu trách nhiệm 100% 

– Chúng ta bắt đầu bằng một câu hỏi nhé: Trong quá trình tổ chức sự kiện (event), khi gặp phải sự cố phát sinh, bạn sẽ làm gì ? Bạn làm như thế nào ? Và tại sao lại xảy ra vấn đề đó. Hãy dừng lại 1 phút và trả lời những câu hỏi đó. Việc trả lời sẽ giúp bạn nhìn ra bạn là ai và bạn đang đứng ở đâu. Nếu như câu trả lời của bạn trùng với 5 ý dưới đây thì có lẽ bạn chỉ đang bào chữa cho những lỗi lầm của mình mà thôi

1. Tôi là người chưa có kinh nghiệm

– Đồng ý rằng là bạn mới chân ướt chân ráo bước chân vào nghề tổ chức sự kiện và bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng bạn được cấp trên giao phó nhiệm vụ thì chứng tỏ họ đã tin tưởng và nghĩ rằng bạn có khả năng đảm nhận công việc đó.

– Vậy vấn đề ở đây là ở chính bạn mà thôi. Bạn cảm thấy tự ti vì vốn kinh nghiệm ít ỏi của mình có được, bạn cảm thấy sợ hãi vì đây là lần đầu tiên giữ một vai trò quan trọng, chính vì thế bạn né tránh trách nhiệm bằng câu “Tôi là người chưa có kinh nghiệm”. Thay vì đổ lỗi cho ng khác, tại sao bạn không cố gắng hết sức để giải quyết công việc lúc này. Nếu gặp khó khăn trong quá trình làm việc, chắc chắn rằng những ng đồng nghiệp bên cạnh bạn sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn, giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Từ đó bạn cũng sẽ tích lũy dần được kinh nghiệm cho bản thân.Tổ chức sự kiện

– Nhớ nhé, việc né tránh trách nhiệm là một thứ gì đó hết sức tồi tệ và sẽ hủy hoại cuộc đời bạn nếu như nó thành thói quen. Bạn sẽ mất đi sự tin tưởng và tín nhiệm của ng khác và cơ hội phát triển thăng tiến của bạn sẽ biến mất theo. Hãy biết cách vượt qua những khó khăn, vượt qua chính mình để phát triển trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện tầm cỡ.

2. Tôi không phải là người quản lý sự kiện giỏi

– Thêm một lần nữa bạn bào chữa cho lỗi lầm của mình bởi sự tự ti và không nỗ lực cố gắng của bạn. Bạn có biết rằng trước khi trở thành một người quản lý sự kiện (Event Planner) giỏi, họ cũng đã từ gặp phải những khó khăn y như bạn. Nhưng người giỏi khác người chưa giỏi ở chỗ họ biết vượt qua những khó khăn và cố gắng trau dồi kiến thức kỹ năng tổ chức sự kiện một cách nghiêm túc và liên tục. Quan trọng nhất, điểm chung của những người thành công là họ luôn tin vào bản thân mình và họ tự tin rằng là họ sẽ vượt qua tất cả.

– Đừng ngần ngại trình bày tất cả những đề xuất, ý tưởng mà bạn nghĩ rằng sẽ giúp event ấn tượng hơn. Biết đâu ý tưởng của bạn lại trở thành 1 điểm nhấn của sự kiện. Hãy đặt niềm tin vào bản thân và phải thoải mái thể hiện khả năng sáng tạo của bạn nhé

3. Tôi đã áp dụng tất cả các ý tưởng

– Vì sao nghề tổ chức sự kiện lại được gọi là nghề cân não, bởi vì đây là lĩnh vực đòi hỏi bạn phải liên tục sáng tạo đổi mới không ngừng. Câu trả lời của bạn thực ra chỉ là lời bào chữa cho việc bạn không nghĩ ra được một ý tưởng mới lạ cho chương trình mà thôi.

– Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy hỏi bản thân mình xem thực sự là bạn đã cố gắng hết khả năng để động não suy nghĩ, tìm kiếm ý tưởng cho sự kiện này chưa ? Hay là bạn đang đi vào lối mòn – Nơi đã được lập trình một chế độ tùy chọn sẵn có với những ý tưởng cũ kỹ.tổ chức sự kiện

– Ý tưởng là thứ không phải bạn muốn là có được. Chính vì vậy bạn đừng quá áp lực cho bản thân phãi nghĩ ra một ý tưởng đọc đáo trong khoảng thời gian ngắn. Hãy giữ cho bản thân mình thư giản, thoải mái, làm những việc mình thích. Có khi ý tưởng sẽ đến với bạn một cách hết sức bất ngờ khi đang đi trên đường hay là đang ngồi trong quán cafe nào đó.

4. Công việc đó không phải là trách nhiệm của tôi

– Mỗi một sự kiện diễn ra đều có một ekip tổ chức. Mỗi một thành viên trong ekip sẽ chịu trách nhiệm về một công việc riêng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng là không có sự phối hợp chung giữa các thành viên với nhau. Mỗi ng có một công việc riêng tuy nhiên đã là một ekip chúng ta cần hỗ trợ lần nhau và có trách nhiệm chung để sự kiện diễn ra hoàn hảo. Chính vì thế công việc mà người khác phụ trách gặp sai sót không có nghĩa rằng là bạn không có một phần trách nhiệm trong đó, và bạn cùng với mọi người cần phải chung tay tìm cách giải quyết sự cô đó.

– Thái độ chối bỏ trách nhiệm thể hiện bạn là một người thiếu chuyên nghiệp, khiến cho thành viên bị mắc lỗi bị cô lập và làm ảnh hưởng đến tinh thần của cả tập thể. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ khi đồng nghiệp cần, nó sẽ giúp mối quan hệ của bạn với mọi người trong ekip tốt hơn. Một event thành công là event mà có sự gắn kết và phối hợp ăn ý của tất cả các thành viên trong ekip. “Gắn kết” chính là một kỹ năng tổ chức sự kiện mà bạn nhất định phải có nếu muốn trở thành một Event Planner thực thụ

5. Tôi không có đủ thời gian

– Khi bạn chậm trễ deadline với khách hàng thì lý do này có vẻ khá hợp lý. Thế nhưng một người Event Planner chuyên nghiệp khi nhận yêu cầu từ khách hàng, họ sẽ dành thời gian để xây dựng kế hoạch cụ thể với timeline chi tiết. Và họ sẽ hoàn thành mọi công việc theo đúng deadline được yêu cầu.

– Đừng có viện lý do hay đổ lỗi cho nhân sự làm việc lề mề. Đây là trách nhiệm của bạn, bạn là người có trách nhiện giải quyết và đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch.tổ chức sự kiện

– Hãy quản lý thời gian, khối lượng công việc một cách chặt chẽ, phân công công việc cho đúng người. Khi bạn đã chuẩn bị mọi thứ thật tốt thì mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch mà thôi. Đừng bao giờ lấy lý do thiếu thời gian để viện cớ cho lỗi lầm của bạn. Hãy trở thành một Event Planner chuyên nghiệp nhé.

Xem thêm: Cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện tại TpHCM

II. Kỹ năng tổ chức sự kiện số 2: Học..Học nữa..Học mãi.

– Như những gì tôi nói ở trên, để trở thành một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, bạn phải tích lũy cho mình rất nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên kinh nghiệm là thứ tích lũy được do quá trình học hỏi rèn luyện không ngừng. Chính vì thế muốn sớm thành công trong lĩnh vực tổ chức sự kiện bạn phải rèn luyện trau dồi kiến thức và kỹ năng theo những gợi ý sau.

1. Khả năng sáng tạo

– Là một Event Planner, sở hữu khả năng sáng tạo là điều không thể thiếu. Tuy nhiên sáng tạo là một thứ vô hạn cho nên bạn phải học hỏi, trau dồi một cách liên tục

*Sáng tạo ở đâu

– Tất cả mọi thứ có mặt trong sự kiện mà bạn nghe, nhìn, nếm, chạm và cảm nhận. Tất cả các khâu từ lựa chọn địa điểm, thiết kế, trang trí, lên kịch bản, các tiết mục biểu diễn nghệ thuật cho đến ý tưởng truyền đạt nội dung, thông điệp của sự kiện. Tất cả mọi phần của sự kiện đều cần phải có yếu tố sáng tạo.

– Để có được sự sáng tạo trong từng yếu tố của một sự kiện thì cảm hứng là điều kiện bản lề. Nguồn cảm hứng vô tận sẽ giúp bạn có những ý tưởng độc đáo và là điểm nhấn của sự kiện.tổ chức sự kiện

*Làm thế nào đề có khả năng sáng tạo

– Người ta nhận định rằng sáng tạo là khả năng trời phú, khó có thể học hỏi hoặc trau dồi từ bất kỳ ai. Có thể điều đó đúng, nhưng không hoàn toàn. Bạn chắc chắn có thể nâng cao khả năng sáng tạo của mình bằng cách quan sát, ghi nhận những thứ diễn ra xung quanh mình. Ý tưởng mà! Nó có thể đến với bạn mọi lúc mọi nơi.

– Những ý tưởng mới lạ, độc đáo cũng có thể đến từ những lần tham dự sự kiện của các công ty khác hay những chuyến du lịch đến những miền đất mới. Có người nói đùa rằng “90% ý tưởng được nảy sinh từ việc “học hỏi” và xào nấu ý tưởng của người khác”. Từ quá trình dài góp nhặt những ý tưởng, chúng ta có thể kết hợp đưa ra rất nhiều ý tưởng mới lạ và độc đáotổ chức sự kiện

– Để có thể trở nên sáng tạo hơn, chúng ta có thể tìm đến và bao quanh bản thân với những người sáng tạo. Làm việc trong một môi trường đầy năng lượng của sự sáng tạo thì ý tưởng sẽ đến với bạn ngay thôi

– Không ngần ngại tham gia các buổi hội thảo. Tại đây, ngoài cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với người khác, chúng ta còn có thể tìm thấy những ý tưởng hay ho hay một đối tác tiềm năng.

– Tham gia các khóa học: Kinh nghiệm không bao giờ là đủ. Chính vì vậy bạn phải luôn nhạy bén với các khả năng của mình bằng cách học hỏi những thông tin mới nhất trong lĩnh vực mà bản thân đang làm việc.

2. Kỹ năng viết kịch bản

– Để có thể có được một kịch bản event tốt thì người viết phải có sự sáng tạo, đầu óc tư duy tốt cùng trí tưởng tượng phong phú để có thể hình dung sự kiện chạy như  thế nào, từ đó đưa ra những ý tưởng thiết thực và độc đáo nhất. Nhưng như vậy là chưa đủ, bạn viết tốt nhưng bạn cũng phải biết cách truyền đạt ý tưởng của bạn thông qua con chữ. Bạn phải diễn đạt ý tưởng của mình một cách đơn giản và dễ hiểu nhất để đồng nghiệp và khách hàng có thể hiểu được ý tưởng của bạn, có thể hình dung ra cách chạy sự kiện như thế nào.tổ chức sự kiện

– Vậy làm thế nào để kỹ năng viết kịch bản tốt lên ? Bạn phải cần cả một quá trình để trau dồi.

  • Mỗi ngày bạn viết một ít, thì đến lúc cần, bạn mới có thể truyền tải ý tưởng của mình lên trang giấy một cách trôi chảy.
  • Đọc sách sẽ giúp vốn từ vựng của bạn tốt lên rất nhiều. Hãy dành ít nhất 30p mỗi ngày để đọc sách, điều đó sẽ giúp câu văn của bạn sẽ phong phú hơn, khả năng diễn đạt của bạn sẽ tốt dần lên.
  • Hãy đi tìm một người giỏi giao tiếp. Hãy nói chuyện với họ mỗi ngày, điều đó sẽ giúp bạn cải thiện khả năng viết và diễn đạt của bản thân.

3. Kỹ năng viết Proposal

– Để có thể viết được một Proposal hoàn chỉnh (chưa kể đến có thành công hay không), bạn cần biết được tầm quan trọng, công tác chuẩn bị và việc lên kế hoạch cho việc làm ra một Proposal.

  • Để Proposal hay và thu hút, ngoài ý tưởng sáng tạo và hấp dẫn còn phụ thuộc vào độ thực tế và tính thuyết phục của dự án bạn muốn thực hiện. Điều đó phụ thuộc vào bạn trình bày vấn đề, đưa ra dẫn chứng cụ thể cũng như tính khả thi của dự án.
  • Điều quan trọng là cung cấp cho người đọc proposal cho sự kiện hình dung được một cách tổng quan nhất về sự kiện sắp diễn ra.
  • Bạn không thể đưa một proposal với một nùi những ý tưởng hỗn độn không đầu ra đuôi cho khách hàng được. Bạn phải sắp xếp những ý tưởng của mình sao cho dễ hình dung, nội dung ngắn gọn xúc tích bởi vì nếu proposal của bạn quá dài khách hàng sẽ đọc lướt qua và bỏ qua mất những ý tưởng chủ chốt
  • Văn phong là một phần rất quan trọng, bạn có văn phong tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc diễn đạt câu chữ, dẫn đến việc thuyết phục khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hếttổ chức sự kiện

Và để cải thiện cũng như có được kỹ năng viết Proposal, cần thành thạo khả năng sử dụng PowerPoint, để có thể trình bày ý tưởng của bản thân một cách hiệu quả thông qua các biểu mẫu, infographic…

Tham gia một khóa học viết Proposal có lẽ cũng là một ý tưởng không tồi

Ngoài ra học hỏi từ những người đi trước là một điều thực tế, hiệu quả và nhanh chóng nhất.

4. Kỹ năng quản lý tài chính

Nguyên tắc quản lý ngân sách cơ bản: Mặc dù mỗi ngân sách cần thời gian để thực hiện, vẫn có một vài nguyên tắc cơ bản cần phải bám sát:

  • Hãy thực tế về mức thu về của sự kiện: Thông thường, kế hoạch tổ chức sự kiện thường quá lý tưởng về số lượng tài trợ sẽ đạt được, hoặc số lượng khách mời sẽ tham dự. Trong khi thực tế lại khác xa những thứ mà bạn tưởng tưởng, và đó chính là lý do khiến cho ngân sách bị tất thoát.
  • Luôn có kế hoạch dự phòng: Mỗi một sự kiện những sự cố ngoài ý muốn là điều không thể tránh khỏi, hãy luôn có phương án dự phòng, điều đó sẽ giúp bạn bĩnh tĩnh hơn để giải quyết sự cố theo phương án dự phòng đã đề ra.
  • Ngân sách để tránh thua lỗ: Nếu chương trình tổ chức sự kiện bên bờ vực như thua lỗ, điều đó dẫn đến câu hỏi “liệu có nên thực hiện chương trình theo kế hoạch ban đầu?”. Nếu điều đó chưa quá muộn, cần kịp thời thay đổi kế hoạch để chương trình sự kiện ít ra có thể hòa vốn.tổ chức sự kiện

Để thông thạo và làm quen với việc quản lý ngân sách, trước hết cần phải là một người khéo léo trong việc điều phối nguồn tiền, tỉ mỉ và chi li để đảm bảo không vượt ngân sách đề ra. Và nó hoàn toàn có thể được trau dồi đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, qua việc quản lý các dự án. Để có thể có nền tảng vững chắc và chuyên nghiệp về kỹ năng này, một vài khoá học về kiểm soát nguồn tài chính sẽ là một ý tưởng tốt.

5. Kỹ năng triển khai, giám sát và thực hiện

Triển khai và giám sát là hai kỹ năng bao hàm nhiều tố chất cần thiết nhất. Để hoàn thành tốt việc triển khai và giám sát hoạt động cần:

  • Khả năng giao tiếp: cần có khả năng giao tiếp tốt để có thể điều phối nhân sự, phân chia công việc và điều hành luồng công việc diễn ra một cách hiệu quả nhất. Cần cứng rắn và mềm mỏng đúng lúc để tạo ra môi trường làm việc thân thiện, từ đó năng suất và hiệu quả công việc được đẩy lên cao nhất.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Việc lên một kế hoạch, lịch trình chi tiết đến từng giây từng phút sẽ giúp bạn vận hành sự kiện một cách trơn tru nhất. Ngoài ra, việc quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn xử lý được những khủng hoảng bất ngờ xảy đến đối với một việc tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.
  • Một ý chí kiên định: Cần có khả năng bao quát mọi thứ, nắm rõ từng chi tiết nhỏ nhất trong sự kiện và đôi khi phải đảo ngược tình thế để mọi việc được diễn ra đúng kế hoạch. Giải quyết vấn đề và những khó khăn một cách nhanh chóng. Sẽ không có quá nhiều thời gian để bạn có thể đưa ra một quyết định, kỹ năng tổ chức sự kiện vững vàng sự nhạy cảm, tinh tế là điều cần thiết để có thể giải quyết mọi việc nếu không may chúng không đi theo kế hoạch. Nếu là một leader, không thể đưa ra những quyết định nóng vội và ngu xuẩn và vì thế hãy thể hiện bản lĩnh của một người dẫn đầu, vì thế tất cả thành viên trong nhóm sẽ nghe theo sự sắp xếp và trông cậy vào quyết định của bạn, họ tuyệt đối sẽ không muốn nhìn thấy một leader run rẩy, dễ dao động.tổ chức sự kiện
  • Giữ bình tĩnh mọi lúc, mọi nơi.
  • Tập trung vào từng chi tiết dù là nhỏ nhất: ở vị trí giám sát, chúng ta không cần phải tự tay làm mọi việc nhưng trên hết, chúng ta cần nắm được yêu cầu chung, yêu cầu cụ thể mà khách hàng đưa ra cho từng khu vực, từng hoạt động để có thể giám sát và đánh giá đúng về chất lượng của khu vực/ hoạt động đó để có thể kịp thời điều chỉnh.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất. Chính vì thế mà bạn phải tốn nhiều thời gian để rèn luyện nó nhất

Để rèn luyện kỹ năng này, cần tham gia nhiều các sự kiện và đúc kết kinh nghiệm cho chính bản thân. Cần quan sát, đánh giá và nhận định tốt tình hình để đúc kết được những giá trị bền vững cho bản thân.

Xem thêm: Cho thuê hội trường tổ chức sự kiện tại TpHCM

III. Kỹ năng tổ chức sự kiện số 3: Hiểu khách hàng muốn gì

– Bất kể bạn làm gì, đã là kinh doanh, thì khách hàng là số 1. Đặc biệt là trong ngành tổ chức sự kiện – một ngành dịch vụ cung cấp những sản phẩm vô hình không thể cầm nắm cân đo đong đếm được. Chính vì thế việc bạn khiến cho khách hàng cảm nhận được về một dịch vụ chất lượng, khách hàng tin tưởng và hài lòng về nó là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, một trong những kỹ năng tổ chức sự kiện quan trọng hàng đầu là kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, biết họ muốn gì, cần gì và đáp ứng đúng nhu cầu của họ, khiến khách hàng cảm giác thấy mình “được” mua dịch vụ và hài lòng về nó.

1. Đầu tiên phải tại được ấn tượng.

– Khoảnh khắc khi mà lần đầu tiên bạn tiếp xúc với khách hàng chính là lúc bạn cần phải gây ấn tượng với họ. Cái mà bạn cần phải thể hiện ngay lúc này đó chính là sự chuyên nghiệp dù bạn có gặp mặt trực tiếp hay tiếp xúc qua điện thoại, email, chat… Khách hàng sẽ đánh giá rất cao về bạn qua điều này và ấn tượng tốt đẹp sẽ giúp quá trình hợp tác trở nên dễ dàng hơn trong những lần gặp gỡ tiếp theo.

Và còn gì tuyệt vời hơn khi khách hàng được sử dụng một dịch vụ tuyệt vời, những ý tưởng độc đáo, cùng sự tận tình, tận tâm và chuyên nghiệp trong suốt quá trình diễn ra sự kiện. Chắc chắn họ sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của bạn trong những lần sau.

2. Luôn hòa đồng và thân thiện

– Đối tượng khách hàng của bạn là các công ty, cơ quan, doanh nghiệp… Thế nhưng người đại diện cho tổ chức đó, tiếp xúc và làm việc trực tiếp với bạn về event có thể là một nhân viên, một quản lý hay một lý sếp lớn.tổ chức sự kiện

– Cho dù người đó là ai đi chăng nữa, hãy luôn hạ thấp cái tôi bản thân xuống thấp nhất, tạo không khí thân thiện vui vẻ, lắng nghe và thấu hiểu từng điều nhỏ nhất. Việc đáp ứng nhu cầu cho khách hàng từ những điều nhỏ nhất sẽ làm cho họ tuyệt đối hài lòng và là chìa khóa thành công của mọi sự kiện.

3. Hãy chú ý đến những khách hàng tiềm năng

– Tất cả mọi người đều thích được quan tâm, và với nghề tổ chức sự kiện – nơi chất lượng được đánh giá, đo lường bằng sự cảm nhận thì việc bạn quan tâm đến khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Đây là việc làm vô cùng cần thiết để biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thường xuyên của mình.

4. Hỗ trợ nhu cầu khách hàng hết mức có thể

– Là một Event Planner chuyên nghiệp, bạn đừng chỉ tập trung vào những gì khách hàng MUỐN, mà bạn phải biết cung cấp những gì khách hàng CẦN. Hãy tư vấn những thông tin hữu ích và hỗ trợ ngay cả khi họ không thuê bạn. Điều đó thể hiện bạn không chỉ làm việc vì tiền bạc, trách nhiệm mà còn là một nhà cung cấp dịch vụ vì lợi ích và sự hài lòng của khách hàng.tổ chức sự kiện

5. Gây dựng sự uy tín

– Trong kinh doanh, uy tín luôn là yếu tố hàng đầu xây dựng nên thương hiệu của bạn. Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện cũng vậy, khi bạn gây dựng được sự tín nhiệm với khách hàng, họ sẽ luôn sẵn sàng giới thiệu về thương hiệu, dịch vụ của bạn với người quen, đối tác. Đây là hình thức marketing lâu đời nhất nhưng vẫn luôn đem lại những hiệu quả vô cùng đáng nể. Hãy luôn xây dựng thương hiệu của bạn bằng những kỹ năng chuyên nghiệp, những event ấn tượng và sự tận tâm với nghề, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn sớm thôi.

Như vậy, một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp phải có đủ 3 kỹ năng tổ chức sự kiện: (1) Luôn cố gắng hết sức, 200% năng lượng để hoàn thành tốt công việc của mình, (2) Không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và (3) có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Đây là những kỹ năng cơ bản trong vô vàn những kỹ năng để trở thành một Event Planner thực thụ.

Nếu các bạn có nhu cầu thuê các địa điểm tổ chức sự kiện hay muốn tổ chức sự kiện thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0901.645.879. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ mang đến cho các bạn những lựa chọn tốt nhất cũng như những sự kiện hoành tráng nhất 

Kết nối với chúng tôi tại Fanpage: https://www.facebook.com/PhongHoiNghi

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here